Trung tâm nghiên cứu phát triển hòa nhập

Tiền thân là tổ chức NLR Mekong

Hòa nhập xã hội

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập hướng đến việc thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của người khuyết tật, trong đó có  người mắc bệnh phong thông qua các hoạt động:

          • nâng cao năng lực cho các tổ chức đối tác và tổ chức cộng đồng về sự hòa nhập của người khuyết tật;
          • cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế;
          • tăng cường sự tham gia của người khuyết tật trong quá trình ra quyết định,
          • các hoạt động văn hóa xã hội; định hướng ngành học và nghề nghiệp cho thanh thiếu niên khuyết tật và con em của những người mắc bệnh phong.

Các hoạt động về hòa nhập xã hội của RCI gắn với các hoạt động của một số dự án như: Dự án Phục hồi chức năng lồng ghép  cho người khuyết tật do phong tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng, Hải Dương; Dự án Tăng quyền năng của người điếc tại Cam-pu-chia và Việt Nam để chống lại sự kỳ thị; tổ chức các buổi dã ngoại, trao đổi học tập, vui chơi giải trí, thể thao cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ mô hình đào tạo nghề và quán cà phê do thanh thiếu niên khuyết tật phục vụ.

CÁC DỰ ÁN

Tăng Cường Năng Lực Của Cộng Đồng Người Điếc Tại Việt Nam Và Campuchia Chống Kì Thị Xã Hội (2020-2021)

Dự án được sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Hà Lan thông qua chương trình VOICE* (Hà Lan).

Dự án được triển khai nhằm trao quyền cho người điếc tại Campuchia và Việt Nam với các kỹ năng lãnh đạo và ảnh hưởng chính sánh để chống lại sự kỳ thị đối với người điếc ở khu vực Đông Nam Á.

Thời gian: từ 1/1/2020 tới 31/03/2021

Tổ chức thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) phối hợp cùng 2 tổ chức đối tác là: HandSpeak Việt Nam và Disability Development Service Program (DDSP) Campuchia.

Địa bàn dự án: TP Hồ Chí Minh, Việt Nam và tỉnh Pursat, Campuchia.

Các hợp phần:

    1. Nâng cao năng lực cho thanh thiếu niên điếc: Tổ chức tập huấn về nhận biết bản sắc, văn hóa của người điếc, tập huấn về kỹ năng lãnh đạo, truyền thông và vận động chính sách cho người điếc; Kết nối người điếc tới các trung tâm ngôn ngữ kí hiệu tại Cam-pu-chia; Hướng dẫn thực hành các tập huấn viên người điếc;
    2. Tổ chức các chuyến trao đổi học tập cho người điếc giữa Campuchia và  Việt Nam;
    3. Tổ chức các sự kiện tại Campuchia và Việt Nam: Tập huấn nhằm nâng cao nhận thức các đối tác địa phương và cán bộ tổ chức đối tác về ngôn ngữ ký hiệu, hòa nhập và văn hóa của người điếc nhằm tăng cường sự tham gia của người điếc trong xã hội tại Campuchia; Hỗ trợ đại diện người điếc tham dự các cuộc họp tại địa phương định kỳ hàng tháng ở cấp xã và huyện tại các tỉnh Pursat, Battambang and Kampong Chhnang; Hội thảo có sự tham gia của người điếc, các bên liên quan, các tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương thảo luận về các vấn đề liên quan đến kỳ thị người điếc; Tổ chức ngày người khuyết tật/ngày người điếc tại Pursat Campuchia nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về quyền của  người điếc; Diễn đàn về người điếc do các tập huấn viên nòng cốt người điếc/lãnh đạo người điếc tổ chức;
    4. Nâng cao nhận thức về quyền người điếc qua đài tiếng nói địa phương và truyền hình quốc gia
    5. Kết nối và học tập: chia sẻ các kinh nghiệm hay và câu chuyện điển hình từ các lãnh đạo người điếc, cộng đồng người điếc tại Campuchia và Việt Nam.

* VOICE là một sáng kiến ​​của Bộ Ngoại giao Hà Lan và được thực hiện bởi một tập đoàn giữa Oxfam Novib và Hivos