Trung tâm nghiên cứu phát triển hòa nhập

Tiền thân là tổ chức NLR Mekong

Giới thiệu cuộc thi Photovoice – Dự án Hòa nhập 1 (2024)

 

I. Giới thiệu về cuộc thi
Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), RCI và Liên danh AAI tổ chức cuộc thi Photovoice (Sử dụng hình ảnh để kể chuyện) trên 3 tỉnh thuộc địa bàn dự án: Quảng Trị, Quảng Nam, và Thừa Thiên Huế.

1. Mục đích, ý nghĩa
– Là cuộc thi sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp tích cực về người khuyết tật.
– Tạo sân chơi lành mạnh và cơ hội cho người khuyết tật được giao lưu, đóng góp tích cực cho xã hội.
– Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của phục hồi chức năng đối với sức khỏe và sự hạnh phúc của người khuyết tật.
– Góp phần thay đổi nhận thức và thái độ của công chúng đối với người khuyết tật và hòa nhập xã hội của người khuyết tật được cải thiện.

2. Chủ đề
– Người khuyết tật sống vui khỏe, sống có ích
– Đồng hành và chia sẻ cùng người khuyết tật

3. Các mốc thời gian chính
– 15/09 – 30/10/2024: Tập huấn Photovoice cho cán bộ xã, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và của hội, nhóm, câu lạc bộ người khuyết tật.
– 30/10 – 30/12/2024: Triển khai Photovoice tại các tỉnh.
– 10/02 – 30/03/2025: Chung kết cuộc thi kể chuyện qua hình ảnh tại 3 tỉnh (triển lãm ảnh).
– Công bố các tác phẩm đạt giải tại chung kết trên fanpage RCI và xuất bản thành sách ảnh.

4. Cơ cấu giải thưởng
– 1 Giải nhất: 1.500.000 đồng
– 2 Giải nhì: 1.000.000 đồng
– 3 Giải ba: 500.000 đồng
– 4 Giải khuyến khích: 200.000 đồng

II. Thể lệ cuộc thi

1. Những ai có thể tham gia

Bất kể bạn là ai, chỉ cần sinh sống tại Quảng Nam, Quảng Trị, hoặc Thừa Thiên Huế và có ảnh chụp về người khuyết tật đang nhận dịch vụ từ dự án Hòa Nhập 1, giai đoạn 2024-2025 do Liên Danh AAI thực hiện (đặc biệt là trong lĩnh vực phục hồi chức năng), bạn đều có thể tham gia!

Ưu tiên các ảnh được chụp bởi chính người khuyết tật hoặc người chăm sóc họ.

2. Tiêu chí cuộc thi
– Đúng chủ đề: Ảnh dự thi thuộc 1 trong 2 chủ đề được đưa ra (*)
– Không có yếu tố gây phản cảm: Ảnh dự thi phù hợp các tiêu chuẩn về pháp luật và đạo đức, không có yếu tố gây phản cảm.
– Chất lượng ảnh: Ảnh có chất lượng cao (>3MB), rõ nét, không nhoè mờ, không sử dụng ứng dụng thứ 3 (các phần mềm chỉnh sửa ảnh).
– Nội dung truyền tải: Ảnh có thuyết minh rõ ràng, nêu bật được chủ đề và nội dung bức ảnh, thông điệp tích cực và ý nghĩa.
– Lan tỏa thông điệp: Người khuyết tật tham dự và trực tiếp chia sẻ tại ngày chung kết cuộc thi (**).
* Ảnh được chụp bởi người khuyết tật được cộng điểm ưu tiên;
** Đây là tiêu chí được tính điểm cao nhất trong cơ cấu tính điểm.

III. Hướng dẫn cách thức dự thi

1. Bước 1: Chụp ảnh về người khuyết tật theo 1 trong 2 chủ đề cuộc thi.

2. Bước 2: Truyền tải nội dung bức ảnh
– Nhắn gửi một thông điệp tích cực thông qua câu chuyện của chính người khuyết tật;
– Truyền tải được vai trò, sự quan trọng của phục hồi chức năng đối với sức khỏe và sự hạnh phúc của người khuyết tật;
– Thể hiện sự độc lập và tham gia của người khuyết tật, sự đồng hành và sẻ chia của người thân, xã hội đối với người khuyết tật.

3. Bước 3: Đăng ký dự thi
Gửi ảnh dự thi đến:
Email: truyenthong.rci@nlrmekong.org
Hoặc liên hệ: Hà Phương – 0969806867 (Zalo) để được hỗ trợ

Trong nội dung gửi đi dự thi, người tham gia hãy ghi đầy đủ những thông tin sau:
– Thông tin của anh chị kỹ thuật viên/cán bộ xã hỗ trợ gửi ảnh dự thi: Họ và tên, địa chỉ, SĐT.
– Thông tin tác giả bức ảnh: Họ và tên, địa chỉ, SĐT, mối quan hệ với người khuyết tật (nếu tác giả của bức ảnh là người thân NKT).
– Chụp ai/việc gì/đồ vật gì, ở đâu, thời gian nào
– Lý do chụp bức ảnh
– Thông điệp/lời chúc tác giả gửi gắm thông qua bức ảnh (1 hoặc 2 câu ngắn gọn)
– Tên ảnh (không bắt buộc)

 


Để biết thêm thông tin chi tiết về tiến độ dự án, vui lòng theo dõi trang facebook của tổ chức tại đây: 

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập hoặc truy cập website của tổ chức tại link sau: RCI.NLR

“Dự án Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” được thực hiện tại ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam (Dự án Hoà nhập 1) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, dưới sự quản lý của Chủ dự án Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học và môi trường (NACCET) – trực thuộc Bộ Quốc phòng, thông qua tổ chức quản lý tài trợ Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (CCIHP) và thực hiện bởi Liên danh AAI.”