Chương trình Make Way, một chương trình của tổ chức Liliane Fonds có trụ sở tại Hà Lan. Chương trình hoạt động ở Rwanda, Uganda, Ethiopia, Kenya và Zambia, với mục đích đảm bảo những người trẻ tuổi có thể nhận thức được các quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục SKSS&TD của họ và có thể đưa ra quyết định sáng suốt về các mối quan hệ hay về chính cơ thể của mình, hiểu về kế hoạch hóa gia đình, tình dục và phúc lợi bản thân.
Chương trình Make Way, hoạt động từ năm 2021 ở Rwanda, hướng tới mục đích giải quyết những vấn đề này thông qua các phương pháp tiếp cận phù hợp với hoàn cảnh, tạo không gian an toàn cho những thanh thiếu niên khuyết tật để thảo luận về trải nghiệm của họ và khuyến khích sự tham gia đầy ý nghĩa của giới trẻ.
“Đối mặt với các quan niệm sai lầm và nỗi xấu hổ”
Phát biểu trong một sự kiện bên lề tại hội nghị Women Deliver vừa kết thúc, bao gồm một hội thảo về SKSS&TD và khuyết tật, vào ngày 21 tháng 7, bà Shrushti Mahamuni, Cố vấn Vận động chính sách SKSS&TD thông qua Chương trình Make Way tại Liliane Fonds, đã nhấn mạnh rằng tại nhiều quốc gia, người khuyết tật bị gạt ra ngoài lề xã hội. Quyền về sức khỏe tình dục và sinh sản của họ thường bị bỏ quên.
Theo bà Mahamuni, có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng những người khuyết tật thì thường không có ham muốn tình dục hoặc nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe sinh sản. Bà cũng tuyên bố rằng Liliana Fonds sẽ giải quyết các vấn đề kể trên và hướng tới việc phá bỏ các rào cản trong hệ thống y tế gây trở ngại cho người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ chất lượng.
Trong sự kiện này, Liliana Fonds và các đối tác đã tổ chức các phiên họp, các trò chơi và một khu hội chợ để giới thiệu công việc của họ trong việc hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ SKSS&TD, trao đổi ý kiến và nâng cao nhận thức về tính giao thoa và hòa nhập.
Bà Ariane Dusenge, Điều phối viên quốc gia của chương trình Make Way, cho biết rằng những thách thức mà người khuyết tật thực tế phải đối mặt còn phức tạp hơn rất nhiều bởi sự bất bình đẳng xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nạn đói, hạn chế về giáo dục và nạn phân biệt đối xử.
Phụ nữ khuyết tật cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như cưỡng bức triệt sản và bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ phá thai, khiến họ dễ bị tổn thương và không có quyền tự chủ về cơ thể. Bà Dusenge cho biết thêm rằng hiện tại chưa có đầy đủ các giải pháp phù hợp dành cho các nhóm người khuyết tật khác nhau. Các chương trình và sáng kiến thường được khái quát hóa và có thể không giải quyết được những thách thức cụ thể mà các cá nhân có những hoàn cảnh khác nhau phải đối mặt.
Bà Dusenge nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét tính giao thoa trong việc tìm hiểu những thách thức đặc biệt mà người khuyết tật phải đối mặt. Bà cho rằng, phải hiểu được đặc điểm riêng biệt và hoàn cảnh khác nhau của người khuyết tật thì mới có thể phát triển được các biện pháp và đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết nhu cầu của họ một cách hiệu quả.
Để biết thêm thông tin chi tiết về tiến độ dự án, vui lòng theo dõi trang facebook của tổ chức tại đây:
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập hoặc truy cập website của tổ chức tại link sau: RCI.NLR