Giáo dục hòa nhập là một trong những hoạt động trọng tâm của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập với mục tiêu cải thiện chất lượng và điều kiện tiếp cận với giáo dục hòa nhập của trẻ em khuyết tật thông qua một chuỗi các hành động bao gồm:
-
-
-
-
- hỗ trợ sự vận hành hiệu quả của các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập;
- nâng cao năng lực giáo viên dạy hòa nhập
- xây dựng tài liệu tập huấn giáo viên;
- giáo dục về sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn cho các thanh thiếu niên khuyết tật.
-
-
-
Các dự án về Giáo dục Hòa nhập gần đây gồm có Giáo dục không có ngoại lệ - Tiếp cận những đối tượng yếu thế nhất được đồng thực hiện với các tổ chức thành viên của LINC-Asia (Mạng lưới Hòa nhập Quỹ Liliane Foundation); Dự án Tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập (2018-2020) tại 3 tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị và Quảng Nam, Việt Nam.
CÁC DỰ ÁN
Dự án được sự tài trợ của Quỹ Stichting Liliane Fonds/Liliane Foundation (Hà Lan).
Dự án được triển khai nhằm tăng tỷ lệ trẻ khuyết tật đến trường, giúp các em tiếp cận với nền giáo dục chất lượng và môi trường học thân thiện.
Thời gian: từ 1/1/2020 đến 31/12/2020
Tổ chức thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) phối hợp cùng 3 tổ chức đối tác là: Viện tài chính Vi mô và Phát triển Cộng đồng, Hội Từ thiện Quảng Trị, tổ chức VNHIP (Vietnam Health Improvement Project).
Địa bàn dự án: Tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị và Quảng Nam, Việt Nam
Các hợp phần:
-
- Nâng cao năng lực giáo viên về dạy học hòa nhập, bao gồm cả kỹ năng chuẩn bị cho trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường học phổ thông.
- Xây dựng môi trường học tập hòa nhập và thân thiện thông qua phát triển văn hóa hòa nhập, thúc đẩy các hoạt động mang tính hòa nhập.
- Cải thiện cơ sở vật chất trường học để trẻ khuyết tật có thể tiếp cận được (nhà vệ sinh, sân trường, lối đi xe lăn, tay vịn...).
- Thúc đẩy sự hợp tác và điều phối giữa trường học và trường/cơ sở giáo dục chuyên biệt để các đơn vị này hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo trẻ khuyết tật được học tập và chuyển tiếp một cách thuận lợi nhất trong trường hòa nhập.
Dự án được sự tài trợ của Quỹ Stichting Liliane Fonds/Liliane Foundation (Hà Lan).
Dự án được triển khai nhằm cải thiện tiếp cận môi trường giáo dục thân thiện và giáo dục có chất lượng cho trẻ khuyết tật, nâng cao sự tự tin và khả năng lãnh đạo cho trẻ khuyết tật thông qua sự tham gia tích cực của các em vào các hoạt động do học sinh tự tổ chức tại các trường học hòa nhập và tăng cường thực thi chính sách về giáo dục hòa nhập và tác động đến các tỉnh dự án để nhân rộng mô hình dự án.
Thời gian: 01/07/2020 - 30/06/2023
Tổ chức thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) phối hợp cùng 2 tổ chức đối tác là: Hội Từ thiện Quảng Trị (QCA), tổ chức VNHIP (Vietnam Health Improvement Project).
Địa bàn dự án: Huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
Các hợp phần:
1. Thành lập đội ngũ giáo viên có kỹ năng và phương pháp để dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt tại các trường hòa nhập, xây dựng môi trường tạo thuận có sự tham gia của gia đình:
(1) Tổ chức hội thảo khởi động/lập kế hoạch dự án có sự tham gia của các tổ chức đối tác, chính quyền địa phương và các trường tham gia dự án để truyền thông tới các bên liên quan thực hiện dự án;
(2) Thành lập và vận hành Phòng Hỗ trợ Giáo dục Hòa nhập tại các trường tham gia dự án hiện nay và dự án Giáo dục hòa nhập giai đoạn trước 2018-2020 (dự án 2396), có sự tham vấn của Trung tâm giáo dục đặc biệt quốc gia thuộc Viện khoa học giáo dục Việt Nam;
(3) Hoàn thiện và tiến hành thử nghiệm thẻ lật (flash card) với sự phối hợp của Trung tâm giáo dục đặc biệt và Cố vấn phục hồi chức năng của LF. Xuất bản sổ tay hướng dẫn sử dụng thẻ lật (flash card) để phát cho các bên tham gia dự án trong năm thứ 3;
(4) Tổ chức tập huấn cho giáo viên (gồm cả hướng dẫn thực hành), bao gồm cả giáo viên dạy ngôn ngữ ký hiệu để dạy trẻ khuyết tật. Các tập huấn này nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên truyền tải nội dung giảng dạy của chương trình giáo dục mới theo thông tư 32 một cách hiệu quả cho trẻ em khuyết tật. Giảng viên là các chuyên gia của Trung tâm giáo dục đặc biệt và có sử dụng flash card từ hoạt động 3;
(5) Cử các giáo viên có năng lực được chọn (dự kiến 2 giáo viên/ tỉnh) tham dự chương trình đào tạo nâng cao cấp quốc gia về giáo dục đặc biệt để đạt được những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu hơn về giáo dục hòa nhập;
(6) Tổ chức giao lưu học hỏi cho giáo viên và lãnh đạo các trường giữa các huyện của dự án mới với dự án IE 2396;
(7) Tổ chức Lễ Tôn vinh hoặc Lễ Trao giải Giáo viên Cống hiến cho những giáo viên nỗ lực giúp đỡ trẻ em khuyết tật đạt được những thành công trong học tập;
(8) Tổ chức tập huấn cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ khuyết tật các kỹ năng chăm sóc và hỗ trợ học tập tại nhà cho trẻ khuyết tật;
(9) Tổ chức giao lưu cộng đồng cho các cha mẹ và trẻ khuyết tật để các cha mẹ có trẻ khuyết tật có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau.
2. Đẩy mạnh và nhân rộng các hoạt động có sự tham gia của trẻ khuyết tật tại trường và các hoạt động cộng đồng sang các trường khác:
(1) Tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong các hoạt động tập thể của trường như Lễ chào cờ, Đội viên (School Assembly) do học sinh lãnh đạo nhằm tăng sự tự tin và kỹ năng lãnh đạo của trẻ khuyết tật;
(2) Hướng dẫn học sinh khuyết tật tư liệu hóa các hoạt động của dự án (theo chu kỳ từng năm) theo cách nhìn riêng của mình. Hoạt động này nhằm tăng cường cho học sinh khuyết tật các kỹ năng liên kết và kết nối giữa các vấn đề, ý tưởng với nhau;
(3) Phát triển kỹ năng nhận thức và kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động ngoài trời như Ngày quốc tế thiếu nhi, Ngày người khuyết tật, tham quan học tập tại các làng nghề, hội chợ đọc sách và học nhằm giúp trẻ em khuyết tật học và khám phá thế giới bên ngoài khác môi trường nhà và trường học quen thuộc;
(4) Biểu dương học sinh khuyết tật có kết quả học tập xuất sắc và phát triển kỹ năng cá nhân nổi trội để truyền cảm hứng cho các bạn đồng trang lứa.
3. Cơ chế mở rộng ứng dụng mô hình dự án vào các khu vực khác được thành lập:
(1) Tổ chức các cuộc đối thoại định kỳ với các lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo, lãnh đạo nhà trường để vận động cho các trường học cam kết việc duy trì vận hành, đặc biệt là giáo viên của Phòng Hỗ trợ GDHN;
(2) Đánh giá tác động và mức độ phù hợp của chương trình giáo dục phổ thông mới theo Thông tư 32 đối với trẻ khuyết tật;
(3) Tài liệu hóa các thực hành tốt và bài học kinh nghiệm của dự án để phổ biến và vận động các Sở và Bộ Giáo dục- Đào tạo trong việc nhân rộng mô hình.